Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

"Mưa rào....mưa rào...xin mưa rào lên đỉnh E5".
Các chỉ huy đã rơi nước mắt khi lệnh cho pháo 105 của D10 E150 bắn lên E5. Lính pháo thì thắc mắc sao lại bắn vào tọa độ đó ...anh em biết chuyện ai cũng vừa bắn vừa khóc....
Đó là câu nói cuối cùng của anh hùng liệt sĩ Lê Trần Mãn trên tổ hợp thông tin.
(Trích hồi ức Vị Xuyên 1985 của cựu chiến binh ‪#‎ThắngCòng‬).
Anh hùng Lê Trần Mãn nhập ngũ tháng 3-1979 là y tá của C7 D5 E153 quê Thanh hóa. Khi Trung Quốc phản kích chiếm 685 anh đã ra chiến đấu cùng anh em binh sĩ đẩy lui nhiều đợt phản kích của quân đội Trung Quốc trong những ngày cuối tháng 12 năm 1985....
Ngày 24/12/1985 sau khi chống trả 8 đợt phản kích của quân địch, thấy địch cắm cờ trên chốt, anh chỉ huy các chiến sĩ tập trung hỏa lực diệt địch tại đây và tiến hành nhổ cờ của quân Trung Quốc cắm.
Thương vong nhiều đạn dược cạn kiệt, trước nguy cơ mất cao điểm, anh đã gọi về sư đoàn xin pháo bắn trùm lên điểm cao...chấp nhận hy sinh chứ không để mất đất về tay quân xâm lược.
30 năm trôi qua nhưng cán bộ chiến sĩ E153 vẫn nhớ tới câu nói của anh trên tổ hợp thông tin "Mưa rào....mưa rào...xin mưa rào lên đỉnh E5". Các chỉ huy đã rơi nước mắt khi lệnh cho pháo 105 của D10 E150 bắn lên E5. Lính pháo thì thắc mắc sao lại bắn vào tọa độ đó ...anh em biết chuyện ai cũng vừa bắn vừa khóc....
Thân xác, xương máu của các anh mãi mãi hòa mình vào mảnh đất Vị Xuyên bảo vệ quê hương, đất nước. Hãy dành tặng cho anh và các đồng đội 1 trái tim nhé.
(Hình: Các cựu chiến binh F356 thắp nén hương cho các đồng đội ngã xuống trên chiến trường xưa.)
Chúng thực lòng tưởng niệm đồng đội tôi?
Nghe các cháu thanh niên, sinh viên nói rằng, sáng chủ nhật tuần nay, chắc chắn đám No-U sẽ lại tổ chức tưởng niệm Chiến tranh biên giới 17/2 theo “quy luật”, sẽ lại trương băng rôn, khiêu khích lực lượng trị an để lấy “thành tích” truyền thông, khoe khoang trên các đài báo chống Đảng, Nhà nước ở hải ngoại nhằm ghi điểm với đám Cờ vàng như năm trước nên tôi và một số cựu chiến binh đến các địa điểm “quen thuộc” xem chúng giở trò gì. Nếu chúng làm trò, lợi dụng quậy phá chắc chắn chúng tôi sẽ không để yên cho chúng.
Ăn sáng vội vàng, chúng tôi vòng qua khu vực Bờ Hồ - tượng đài Lý Thái Tổ không thấy bóng đứa No-U nào thì nhận được tin các cháu gọi báo chúng đang lởn vởn ở tượng đài liệt sỹ Bắc Sơn – đúng địa điểm năm trước chúng triển khai.
Đúng 9h anh em chúng tôi đến khu vực tượng đài thì thấy đám rận chủ già trẻ lớn bé tấp nập kéo đến. Lã Việt Dũng tỏ vẻ nghênh ngang, vừa thấy chúng tôi đã giơ điện thoại chĩa vào mặt quay đầy vẻ khiêu khích bất chấp tôi phản đối khiến ông bạn già đi cùng không kiềm chế được, kêu tôi “mày lấy đưa tao cái điện thoại tao đập con mẹ nó đi” khiến đám đàn bà đi cùng thằng Lã Việt Dũng lao ra ngăn cản, che chắn cho hắn lẩn nấp sau lưng, mặt thằng ranh tái dại luôn mồm nói tôi có quay ông đâu!
Một lão già mặc áo com le màu vàng cũng sấn xổ ra nói “tôi cũng là bộ đội”, chúng tôi hỏi lão ta ở sư đoàn nào, đơn vị đóng ở đâu thì hắn luống cuống, ấp a ấp úng trả lời là ở đại đoàn gì đó là chúng tôi biết ngay hắn chém láo vì đại đoàn là tên gọi của sư đoàn thời chống Pháp. Biết bị hớ lão ta lẩn đi luôn. Một bà già có vẻ dân khiếu kiện nhảy ra lên giọng kiểu “các anh có quyền gì mà hỏi người ta...” liền bị tôi chỉ tôi quát “im ngay cái mồm lại, lão ấy dám giả danh CCB, không đủ tư cách để được coi như là đồng đội với tôi”. Đuối lý và thấy trơ trẽn, hớ hênh, cả đám lục tục kéo nhau đi vào tượng đài.
Chúng tôi đi ngay sau, đến thẳng chỗ mấy anh bảo vệ nhắc nhở các anh này là “Đây là nơi linh thiêng, nơi tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nên cháu hãy giữ cho nghiêm, tất cả các trường hợp nhố nhăng cháu đừng cho vào...”. Mụ Phương Bích hạch sách tôi “đã là nơi tưởng niệm sao không cho chúng tôi vào”, tôi đáp ngay “Bà muốn biết để tôi nói cho mà nghe. Lũ các người không xứng đáng”. Tôi quay sang hỏi một lão già nhỏ con đứng gần “ ông có đi bộ đội không?”, hắn nói “không”, tôi nói luôn “tuổi ông khi đến tuổi đi bộ đội là cả nước đang tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền nam ruột thịt, sao ông lại trốn không đi, được chưa, ông xem lại tư cách đi”. Lão này mồm chỉ .....ơ .... ơ, xong là chuồn ngay khi có thằng ku con chen lên, tôi lại chỉ tay hỏi thằng ấy là “mày năm nay bao nhiêu tuổi", nó nói em năm nay 28 rất ngoan, tôi hỏi luôn “mày đi bộ đội chưa”, nó nói em chưa, thì tôi hỏi “tại sao lại không đi bộ đội, mày đã đọc luật nghĩa vụ quân sự chưa hay để tao đọc cho nghe, thế nào là nghĩa vụ của thanh niên đối với tổ quốc....”. Rồi tôi quay sang mụ Phương Bích “mày thấy thế nào, luật nghĩa vụ quân sự mà không biết mà lại ra đây đứng mà không thấy nhục, đã thấy không xứng đáng chưa?”. Mụ Phương Bích tịt mồm xua tay và nói “thôi tôi không nói với anh nữa”, bà Lê Hiền Đức vội ra chiều can ngăn, bảo “thôi không đấu khẩu nữa mọi người xếp hàng để vào...”.
Tôi quan sát thấy, chúng nó vào tượng đài theo đúng mọi yêu cầu của cảnh vệ, không có hành động lộn xộn nào nữa thì nói to “cứ trật tự nghiêm chỉnh thì được chứ còn nếu có hành động nào xúc phạm tới các anh hùng liệt sĩ thì cứ liệu thần hồn”. Đám này trật tự đứng cúi đầu đi một vòng theo hàng lối và ra về ngay sau đó, rất ngoan ngoãn, không thấy băng rôn, khẩu hiệu diễn trò lố lăng như mọi khi, kể cả những đứa to mồm như Trần Thị Nga nên chúng tôi không nói gì thêm.
Ra về thấy các bạn thanh niên, sinh viên trẻ ra bắt tay, cảm ơn các CCB, nói rằng may hôm nay thấy các chú là CCB, chúng không dám làm càn, không dám khiêu khích, chửi bới hay thể hiện bản chất côn đồ như mọi khi. Chúng tôi vui vẻ nói với các cháu, các chú phải cảm ơn các cháu đã thông báo kịp thời, lần sau đám No-U này còn diễn trò gì phá phách ở Thủ đô, các cháu cứ gọi các chú 24/24h. Cả sư đoàn 356 luôn sẵn sàng có mặt, yểm trợ các cháu bất cứ lúc nào, ở đâu. Các chú sẽ không chấp nhận đứa nào tổ chức nào lợi dụng xương máu của các anh hùng liệt sĩ để trục lợi và phá hoại thành quả mà biết bao người đã đổ xương máu để giữ gìn.
Thắng Còng
Hình ảnh các CCB sư đoàn 356 trong lễ chào cờ tại buổi gặp mặt kỷ niệm 40 năm ngày thành lập sư đoàn....